Bón Thúc Lúa Bằng Máy Bay Nông Nghiệp

Bón Thúc Lúa Bằng Máy Bay Nông Nghiệp

 Bón Thúc Lúa Bằng Máy Bay Nông Nghiệp

Giai đoạn bón thúc cho lúa được thực hiện khi lúa trong giai đoạn mới cấy cho tới hết giai đoạn đẻ nhánh, đây là giai đoạn vô cùng quan trong và nhạy cảm bởn bộ rễ và lá trưa được hoàn thiện nếu ta làm không khéo có thể gây chết lúa hoặc ảnh hưởng đến sức khỏe của cây.

Các giai đoạn bón phân cho cây lúa
Các giai đoạn bón phân cho cây lúa

I. KỸ THUẬT BÓN THÚC CHO CÂY LÚA

Trong giai đoạn bón thúc cho cây lúa chúng ta thường chia thành 3 giai đoạn, mỗi giai đoạn có lượng phân bón tăng dần do nhu cầu cũng như hệ thống rễ và lá đã được hoàn thiện, cụ thể các giai đoạn được chia thành:

  • Bón sau khi cấy 3 ngày hoặc từ 7 đến 10 ngày sau khi sạ.
  • Bón sau khi cấy hoặc sạ từ 18 đến 25 ngày.
  • Bón sau khi sạ hoặc cấy từ 38 đến 45 ngày.

1.1. Khi cấy 3 ngày hoặc từ 7 đến 10 ngày sau khi sạ

Giai đoạn này tương đối nhạy cảm, chúng ta không được bón quá nhiều bởi bộ dễ chưa được phát triển, và đây cũng là giai đoạn sử dụng lượng phân bón ít nhất, cụ thể:

  • 50 kg URE/ hecta.
  • 50 kg DAP/ hecta.
  • Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

Lưu ý: Giai đoạn này ta có thể bón cùng thuốc diệt cỏ hoặc dịch hại khác nếu có.

1.2. Khi cấy hoặc sạ từ 18 đến 25 ngày

Giai đoạn này bộ rễ đã được hoàn thiện, chúng ta cần cung cấp chất dinh dưỡng cho cây để chuẩn bị cho giai đoạn đẻ nhánh. Bón thúc cho cây lúa giai đoạn này chúng ta có liều lượng phân bón hữu cơ như sau:

  • 70 kg URE/ hecta.
  • 70 kg DAP/ hecta.
  • Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

Lưu ý: Có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác nếu có

1.3. Khi sạ hoặc cấy từ 38 đến 45 ngày

Đây là giai đoạn cây lúa cần nhiều chất dinh dưỡng nhất và cũng là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình bón thúc cho cây lúa, bởi đây là giai đoạn đẻ nhánh, nó quyết định trực tiếp đến năng suất và chất lượng cây lúa sau này.

Dưới đây là liều lượng sử dụng cho kỹ thuật bón thúc giai đoạn cây để nhánh:

  • 70 kg URE/ hecta.
  • 30 kg NitraBo/ hecta.
  • 30 kg Kali/ hecta
  • Phun 2 lít BioSoy-VMH 03

Lưu ý: Có thể phun cùng với các sản phẩm quản lý dịch hại khác nếu có. Các phân bón URE, NitraBo, Kali ta có thể thay bằng phân NPK 16-18-8 với liều lượng từ 100 đến 120 kg/ hecta.

II. KỸ THUẬT BÓN THÚC LÚA BẰNG MÁY BAY NÔNG NGHIỆP

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều dòng máy bay nông nghiệp, thông thường chúng ta chia thành hai loại, một là dòng bay địa hình phức tạp thường được sử dụng cho cây ăn quả và dòng bay địa hình bằng phẳng chủ yếu được áp dụng cho cây lúa.

Công nghệ phun ly tâm giúp máy bay nông nghiệp có hiệu quả vượt trội
Công nghệ phun ly tâm giúp máy bay nông nghiệp có hiệu quả vượt trội

Máy bay nông nghiệp hiện nay đều có khả năng phun thuốc lẫn bón phân, vì vậy việc bón thúc cho cây lúa bằng máy bay nông nghiệp rất tiện lợi và phổ biến.

Dòng máy bay nông nghiệp dành cho công tác rải phân bón và phun thuốc cho cây lúa chính là chiếc G500a, đây là thiết bị được thiết kế bay ở địa hình bằng phẳng nên ưu tiên về tốc độ phun cũng như tải trọng của bình chứa, dưới đây là một số thông số chúng ta cần quan tâm:

  • Trọng lượng không tải: 48,4 kg
  • Trọng lượng tối đa có tải: 88,4 kg.
  • Kích thước gấp gọn: 1,1*0,9*0,98 m.
  • Kích thước toàn bộ: 1,54*1,52*0,93 m.
  • Bình phun thuốc: 40 lít.
  • Bình sạ: 70 lít.
  • Tốc độ phun: 16 lít/phút.
  • Số vòi phun: 4 vòi.

Công nghệ phun ly tâm kép giúp phá nước thành sương
Công nghệ phun ly tâm kép giúp phá nước thành sương

Những chiếc máy bay nông nghiệp không chỉ giúp bà con nâng cao năng suất phun thuốc mà nó còn giúp nâng cao hiệu quả phun cũng như tiết kiệm chi phí thuốc bảo vệ thực vật nhờ những công nghệ vượt trội như:

  • Công nghệ phun ly tâm: đĩa xoay ly tâm giúp phá vỡ nước thành sương giúp thuốc bám kỹ hơn vào cây lúa.
  • Gió từ máy bay nông nghiệp: gió từ cánh quạt giúp thổi bay sương và nước bám trên cây giúp thuốc bám chặt lên thây cây lúa.
  • Phun đều: nhờ công nghệ, và tuyến bay được lập trình sẵn vì vậy chúng có thể tính toán chính xác lượng thuốc, liều lượng và đều khắp khu vực giúp tiết kiệm thuốc bảo vệ thực vật.

III. KẾT LUẬN KỸ THUẬT BÓN THÚC CHO CÂY LÚA

Bón thúc cho cây lúa là giai đoạn quan trọng thúc đẩy cây lúa sinh trưởng và phát triển, có vai trò quan trọng tạo đà cho cây làm đòng giúp nâng cao chất lượng và năng suất cây lúa.

Với phân bón hữu có chúng ta có ba giai đoạn bón thúc là:

  • Bón sau khi cấy 3 ngày hoặc từ 7 đến 10 ngày sau khi sạ.
  • Bón sau khi cấy hoặc sạ từ 18 đến 25 ngày.
  • Bón sau khi sạ hoặc cấy từ 38 đến 45 ngày.

Đặc biệt do thời gian bón thúc chỉ giao động từ 1 đến 7 ngày, vì vậy ta nên sử dụng công nghệ cao như máy bay nông nghiệp để đảm bảo kịp thời vụ.

dịch vụ ký gửi nhà đất quế võ bắc ninh