Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

 Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Phân bón hữu cơ vi sinh là một loại phân bón hữu cơ có chứa một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có ích, được sản xuất bằng cách phối trộn và xử lý các nguyên liệu hữu cơ sau đó lên men với các chủng vi sinh.

I. PHÂN BÓN HỮU CƠ

Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn cải tạo đất
Phân bón hữu cơ không chỉ cung cấp chất dinh dưỡng mà còn cải tạo đất

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có nguồn gốc từ các chất thải của động vật, thực vật, hoặc các chất hữu cơ khác. Không giống phân bón vô cơ gây bạc màu đất, phân bón hữu cơ ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây chúng còn giúp cải tạo đất, giúp đất tơi xốp tăng năng suất cây trồng.

Cụ thể những tác dụng của phân bón hữu cơ như sau:

  • Chất hữu cơ: Cung cấp chất hữu cơ cho đất như mùn, cellulose, lignin,…những chất này giúp cải tạo, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp, giữ nước, chống xói mòn,… cho đất.
  • Chất dinh dưỡng: cung cấp chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng cho cây trồng.
  • Kích thích cây sinh trưởng: Phân hữu cơ có thể tiết ra các chất kích thích sinh trưởng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Tăng sức đề kháng cho cây: tăng sức đề kháng giúp cây trồng chống chịu sâu bệnh.

Phân hữu cơ sẽ là xu hướng cho một nền nông nghiệp xanh nhờ những ưu điểm vượt trội so với phân bón hóa học như:

  • Không gây ô nhiễm môi trường: Phân hữu cơ được sản xuất từ các nguyên liệu hữu cơ, không chứa các chất độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.
  • Tiết kiệm chi phí: Phân hữu cơ có giá thành thấp hơn phân bón hóa học.
  • Hiệu quả lâu dài: Phân hữu cơ giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn, lâu dài hơn.

II. PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Như ta biết, phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón hữu cơ, chúng được phân loại dựa vào quá sản xuất phân bón hữu cơ, phân bón hữu cơ vi sinh được tạo ra nhờ các vi sinh vật có ích.

2.1. Quy trình sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh

a. Nguyên liệu

  • Nguyên liệu hữu cơ: Phân chuồng, phân xanh, rơm rạ, vỏ cây, bã thực vật,...
  • Chủng vi sinh vật: Chủng vi sinh vật có ích, được chọn lọc phù hợp với loại cây trồng và điều kiện khí hậu địa phương.

Rác thải thành nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ
Rác thải thành nguyên liệu sản xuất phân bón hữu cơ

b. Cách làm

1. Xử lý nguyên liệu hữu cơ

Để loại bỏ các mầm bệnh, tạp chất,… nguyên liệu hữu cơ phải được xử lý trước khi ủ, một số phương pháp xử lý như:

  • Phơi nắng: Phơi nắng nguyên liệu hữu cơ trong thời gian 2-3 ngày để loại bỏ các tạp chất, mầm bệnh.
  • Rải vôi: Rải vôi với lượng 10-15 kg/m3 nguyên liệu hữu cơ để tiêu diệt mầm bệnh.
  • Sử dụng chế phẩm sinh học: Sử dụng chế phẩm sinh học để xử lý nguyên liệu hữu cơ, giúp tiêu diệt mầm bệnh và tạo điều kiện cho vi sinh vật có ích phát triển.

2. Trộn nguyên liệu hữu cơ và chủng vi sinh vật

Khi trộn chúng ta để ý đến tỷ lệ, theo đó tỷ lệ (nguyên liệu hữu cơ)/( chủng vi sinh) = 100/1. Tức là 100 kg nguyên liệu hữu cơ sẽ trộn với 1kg chủng vi sinh vật.

3. Ủ phân

Phân được ủ trong thùng, lu, hố,... có dung tích phù hợp. Thùng, lu, hố ủ cần được lót bằng rơm rạ, trấu,... để giữ ẩm cho phân.

Để ủ phân được hiệu quả, trong quá trình ủ chúng ta cần đảo phân từ 2 đến 3 lần để phân được ủ đều, thời gian ủ từ 15 đến 20 ngày.

4. Phơi ải phân

Sau khi ủ đủ thời gian, phân được phơi ải trong thời gian 2-3 ngày để phân chín hẳn. Phân chín có màu nâu đen, tơi xốp, không có mùi hôi.

2.2. Tác dụng phân bón hữu cơ vi sinh

  • Chất hữu cơ: Cung cấp chất hữu cơ cho đất, giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu, tơi xốp đất, giúp giữ nước, giữ dinh dưỡng, chống xói mòn, rửa trôi.
  • Dinh dưỡng cho cây: cung cấp chất khoáng, vi lượng cần thiết cho cây trồng, Các vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ vi sinh có thể chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó tiêu thành chất dinh dưỡng dễ tiêu cho cây trồng hấp thu.
  • Kích thích cây trồng phát triển: Các vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ vi sinh có thể tiết ra các chất kích thích sinh trưởng giúp cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.
  • Tăng sức đề kháng cho cây trồng: Các vi sinh vật có ích trong phân hữu cơ vi sinh có thể tiết ra các chất kháng sinh giúp ức chế sự phát triển của nấm bệnh, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh cho cây trồng.

III. KẾT LUẬN PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH

Phân bón hữu cơ vi sinh là loại phân bón thân thiện với môi trường, chúng không chỉ giúp giảm phát thải khí Carbon mà còn cải tạo môi trường đất tăng năng suất và chất lượng cây trồng.

Công ty CP Đại Thành xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh
Công ty CP Đại Thành xây dựng hệ sinh thái nông nghiệp thông minh

Công ty CP Đại Thành đơn vị tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp xanh, công nghệ nông nghiệp thông minh với nhiều giống lúa chất lượng, phân bón hữu cơ vi sinh chúng tôi còn phân phối nhiều thiết bị nông nghiệp thông minh như: Máy bay nông nghiệp, thiết bị dẫn đường tự động, thiết bị san phẳng mặt đất,…

Để biết thêm thông tin chi tiết về những thiết bị trên cũng như tìm hiểu về nền tảng nông nghiệp xanh xin vui lòng liên hệ: 0388.153.811 hoặc để lại thông tin Đại Thành sẽ liên hệ lại ngay sau khi nhận được yêu cầu.

dịch vụ ký gửi nhà đất quế võ bắc ninh